Trong hướng dẫn này, Bảo sẽ hướng dẫn bạn các bước cần thiết để cài đặt Ubuntu 20.04 server lên máy chủ của bạn.
1. Những gì bạn cần
Những gì bạn cần trước khi đi vào các bước sau để cài đặt Ubuntu 20.04 server đó chính là:
- Một máy chủ với dung lượng trống ít nhất 2GB.
- Máy chủ ấy có quyền truy cập vào USB/DVD chứa bộ cài đặt Ubuntu 20.04.
- Sao lưu toàn bộ dữ liệu trên máy chủ của bạn (nếu có).
2. Khởi động từ phương tiện cài đặt USB/DVD
Để kích hoạt quá trình cài đặt, hãy thực hiện như sau:
- Đặt đĩa DVD cài đặt Ubuntu 20.04 vào ổ đĩa DVD của bạn (hoặc cắm thẻ USB hoặc phương tiện cài đặt khác).
- Khởi động lại máy chủ của bạn.
Hầu hết các máy chủ sẽ tự động khởi động từ USB hoặc DVD, mặc dù trong một số trường hợp, tính năng này bị tắt để cải thiện thời gian khởi động.
Nếu bạn không thấy thông báo khởi động và màn hình “Chào mừng” xuất hiện sau đó, bạn cần đặt máy tính của mình khởi động từ phương tiện cài đặt.
Sẽ có một thông báo trên màn hình khi máy tính bắt đầu cho bạn biết bạn phải nhấn phím nào để cài đặt hoặc menu khởi động.
Tùy thuộc vào nhà sản xuất, điều này có thể là Escape
, hoặc F2
, F10
or F12
. Chỉ cần khởi động lại máy chủ của bạn và giữ phím này cho đến khi menu khởi động xuất hiện, sau đó chọn ổ đĩa có phương tiện cài đặt Ubuntu.


3. Chọn ngôn ngữ của bạn
Sau khi thông báo khởi động xuất hiện, menu Ngôn ngữ
sẽ được hiển thị. Bạn sẽ thấy các thông báo lựa chọn ngôn ngữ bên dưới trên màn hình…


Mặc định khi cài đặt Ubuntu 20.04 server sẽ lựa chọn ngôn ngữ tiếng Anh. Nhưng nếu bạn cần sử dụng ngôn ngữ khác thì chỉ cần sử dụng nút 🔼 🔽 (Lên xuống) để thay đổi, và chọn Enter
để tiếp tục.
4. Chọn bố cục bàn phím
Trước khi bạn cần nhập bất kỳ thứ gì, trình cài đặt sẽ hiển thị một menu yêu cầu bạn chọn bố cục bàn phím và biến thể, nếu có.


Nếu bạn không biết mình muốn biến thể cụ thể nào, chỉ cần chọn mặc định – khi Ubuntu Server đã được cài đặt, bạn hoàn toàn có thể kiểm tra và thay đổi tùy chọn của mình nếu cần.


5. Chọn bản cài đặt của bạn
Bây giờ chúng tôi đã sẵn sàng để chọn những gì bạn muốn cài đặt. Có hai tùy chọn trong menu:
- Ubuntu Server
- Ubuntu Server (minimized)


Với phiên bản Ubuntu Server (minimized)
thì sẽ thường được thiết kế để triển khai tự động trên quy mô lớn và có sẵn trên một loạt các nền tảng đám mây.
Phiên bản này sẽ có một số lợi ích như sau khi so sánh với phiên bản Ubuntu Server
tiểu chuẩn:
- Dung lượng sau khi cài đặt nhẹ hơn.
- Thời gian cài đặt nhanh hơn.
- Tốc độ khởi động nhanh hơn.
- Yêu cầu ít bản cập nhật bảo mật hơn vì phiên bản này cài đặt ít gói hơn.
Đi kèm với những lợi ích trên thì phiên bản này cũng sẽ có một vài bất tiện như sau:
- Không có nhiều công cụ tiện lợi để sử dụng tương tác.
- Khi cần sử dụng công cụ tương tác bị cắt giảm ở bản này thì phải chủ động cài đặt.
Tuy có những bất tiện nhỏ như vậy nhưng mình vẫn khuyến khích các bạn sử dụng phiên bản Ubuntu Server (minimized)
để tối ưu tài nguyên nhất nhé.
Ngoài ra những gói bị cắt giảm ở phiên bản này hoàn toàn có thể cài đặt được và cũng rất đơn giản.
6. Cấu hình kết nối mạng
Mặc định trình cài đặt sẽ tự động phát hiện và cố gắng cấu hình bất kỳ kết nối mạng nào thông qua DHCP.


Tuy nhiên với server thì các bạn nên cấu hình IP tĩnh để dẽ dàng quản lý.
Việc đặt IP, Subnet, Gateway, Netmask như thế nào thì các bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp mạng hoặc người quản trị hệ thống mạng nội bộ của các bạn nhé.
7. Cấu hình Proxy
Nếu hệ thống này yêu cầu proxy để kết nối với internet, thì bạn hãy nhập thông tin chi tiết của nó vào khung Proxy address
. Mặc định sẽ không có Proxy.


Tuy nhiên đa số thì chúng ta sẽ bỏ qua bước này.
8. Cấu hình kho lưu trữ Ubuntu
Thông thường bước này chúng ta cũng nên đặt mặc định kho lưu trữ Ubuntu.
Nếu bạn muốn sử dụng kho lưu trữ khác thì chỉ cần sửa lại Mirror address
.


9. Cấu hình bộ nhớ lưu trữ
Cài đặt được khuyến nghị là dành toàn bộ đĩa hoặc phân vùng để chạy Ubuntu như mặc định.
Các bạn nên bỏ tùy chọn Set up this disk as an LVM group
để tối ưu dung lượng sử dụng cũng như số phân vùng cũng ít đi đáng kể.


Nếu bạn cần thiết lập một hệ thống phức tạp hơn, tùy chọn thủ công sẽ cho phép bạn chọn và tổ chức lại các phân vùng trên bất kỳ ổ đĩa nào được kết nối.
Sau khi lựa chọn cấu hình phù hợp thì hệ thống sẽ cho các bạn xem lại tổng quan một lần, trước khi đưa ra quyết định tiếp tục quá trình cài đặt.


Nếu đây không phải là những gì bạn mong đợi (ví dụ: bạn đã chọn sai ổ đĩa), bạn nên sử dụng các phím mũi tên 🔼 🔽 và Enter
để chọn Back
từ các tùy chọn ở cuối màn hình. Thao tác này sẽ đưa bạn trở lại menu trước đó, nơi bạn có thể chọn một ổ đĩa khác.
Cũng có thể thay đổi thủ công các phân vùng ở đây bằng cách chọn Edit Partitions
. Rõ ràng là bạn chỉ nên chọn mục này nếu bạn đã quen với cách hoạt động của các phân vùng.
Khi bạn hài lòng với bố cục đĩa được hiển thị, hãy chọn Done
tiếp tục.
10. Xác nhận các thay đổi
Trước khi trình cài đặt có thể thực hiện bất kỳ thay đổi lớn nào, nó sẽ hiển thị bước xác nhận cuối cùng này. Kiểm tra kỹ để đảm bảo mọi thứ ở đây đều ổn và bạn không sai lầm gì khi sắp định dạng lại thiết bị!
Nếu mọi thứ ổn thì chúng ta chọn Continue
.


11. Thiết lập hồ sơ
Hệ điều hành sẽ được cài đặt trên ổ cứng, nhưng trình cài đặt sẽ cần thêm một số thông tin. Ubuntu Server cần có ít nhất một người dùng đã biết cho hệ thống và một tên máy chủ (Hostname). Người dùng cũng cần đặt mật khẩu.


Sau khi nhập những thông tin cần thiết thì bạn sẽ đến giao diện lựa chọn cài đặt dịch vụ OpenSSH Server
. Theo mình thì các bạn nên lựa chọn cài để tiện việc quản trị sau này.
Ngoài ra còn có một trường để nhập khóa SSH, từ Launchpad, Ubuntu One hoặc Github. Bạn chỉ cần nhập tên người dùng và trình cài đặt sẽ tìm nạp các khóa liên quan và cài đặt chúng trên hệ thống sẵn sàng để sử dụng.


12. Cài đặt Ubuntu 20.04
Khi bạn đã nhập xong các thông tin cần thiết, màn hình sẽ hiển thị tiến trình của trình cài đặt. Ubuntu Server (minimized)
hiện cài đặt một bộ ngắn gọn các phần mềm hữu ích cần thiết cho các máy chủ.
Điều này làm giảm đáng kể thời gian cài đặt và thiết lập. Tất nhiên, sau khi cài đặt xong, bạn có thể cài đặt bất kỳ phần mềm bổ sung nào mà bạn có thể cần.
Khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn sẽ thấy một thông báo như thế này trên màn hình.
Các bạn hãy nhớ xóa phương tiện cài đặt (USB/DVD), sau đó nhấn enter để khởi động lại.


Như vậy là chúng ta đã cài đặt Ubuntu 20.04 hoàn tất.
13. Tổng kết
Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn nắm rõ các bước cài đặt Ubuntu 20.04.
Xem thêm:
Nếu có góp ý hay bất cứ thắc mắc nào gì về bài viết này thì các bạn hãy để lại bình luận ở khung bình luận bên dưới nhé. Bảo sẽ cố gắn giải đáp hết tất cả các thắc mắc của các bạn.
Leave a Comment